Thiết kế website bệnh viện, phòng khám chuyên nghiệp

Thiết kế website bệnh viên, phòng khám là điều cần thiết hiện nay khi mà nền công nghệ thông tin phát triển cùng với đó là sự ra đời của hàng ngàn đối thủ cạnh tranh.

Như chúng ta đã biết, Sức khỏe đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong xã hội hiện nay. Tình trạng thực phẩm “bẩn” dường như trở thành xu hướng, trong khi đó nhận thức, kiến thức của người dân hạn chế dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường.

Là vấn đề đang được quan tâm cấp bách trong cuộc sống của chúng ta, bởi vậy có hàng tram nghìn cơ sở y tế, bệnh viện ra đời để phục vụ nhu cầu đó. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thông tin về phòng khám không phải là điều dễ dàng khi mà thời đại công nghệ khiến chúng ta bị “ngộp” trong bể thông tin. Bởi vậy, làm cho việc tìm đến cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện của người bệnh còn nhiều e ngại, vì không có thông tin về cơ sở y tế đó. Vì vậy việc thiết kế website bệnh viện, phòng khám càng trở nên quan trọng và cấp bách.

Cuộc sống hiện đại văn minh, Internet phát triển và bùng nổ toàn cầu, phòng khám, cơ sở y tế, bệnh viện của bạn chỉ cần thiết kế một website, cung cấp tất cả thông tin người bệnh cần 24/7, mọi lúc mọi nơi. Như vậy, phòng khám, cơ sở y tế của bạn đã được rất nhiều bệnh nhân biết đến rồi đó.

Bí quyết thiết kế website bệnh viện đúng chuẩn

Trước tiên, bạn cần xác định một điều: về cơ bản, website bệnh viện bản chất là một website bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc, khi thiết kế website bệnh viện, bạn cần chú ý một số điểm sau:

  • Tên miền

Khác với những loại hình dịch vụ khác, bệnh viện/ phòng khám phải nghiêm túc. Đặc biệt là phần đuôi tên miền phải phù hợp. Phần lớn các bệnh viện đều chọn tên miền bằng cách ghép các chữ cái đầu của tên bệnh viện và có đuôi .org, .vn, .com. Ví dụ như bvndtp.org.vn (BV Nhi đồng TP), bvnd.vn (BV Nhiệt đới), choray.vn (BV Chợ Rẫy), benhvienmat.com (BV Mắt TPHCM)… Ngoài ra, các bệnh viện/ phòng khám thường ưu ái đặt tên miền có kèm theo một số yếu tố liên quan đến ngành y như hospital. Điển hình là fvhospital.com (BV Pháp Việt), trieuanhospital.vn (BV Triều An), hanhphuchospital.com (BV Hạnh Phúc)…

  • Đảm bảo tốc độ tải trang

Đây chính là bước ghi điểm đầu tiên khi người xem truy cập website của bạn. Trước khi thấy được dung mạo của trang web, thang điểm thiện cảm của người xem sẽ được đánh giá thông qua tốc độ tải trang. Bạn có thể dùng công cụ PageSpeed Insights của Google để đánh giá. Thang điểm lý tưởng là trên 80 điểm ở cả hai phiên bản mobile và desktop

  • Trang bị đầy đủ các thành phần cơ bản

 

  • Logo: đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, chất lượng hình ảnh rõ nét giúp khẳng định thương hiệu, thể hiện sự chuyên nghiệp.
  • Thanh menu: phải sắp xếp các mục theo thứ tự hợp lý (các mục phổ biến dành cho bệnh viện/ phòng khám lần lượt là: Trang chủ, Giới thiệu, Dịch vụ khám chữa bệnh, Tin tức chuyên môn, Hỏi – đáp, Liên hệ…). Ngoài ra, chữ của các mục phải có kích thước vừa phải, phân bố đều đặn tạo nên sự cân đối.
  • Footer: nằm ở phần cuối cùng của trang web (khi bạn kéo đến cuối trang thì sẽ thấy phần footer). Tuy tọa lạc tại vị trí xa xôi nhưng đây là phần giúp bạn ghi điểm. Những mục thường có ở footer gồm: phần thông tin ngắn gọn giới thiệu bệnh viện/ phòng khám, thông tin liên lạc (địa chỉ, số điện thoại, email, hotline, fanpage, website)…

Tiếp theo, bạn cần nhấn nhá một số chi tiết đặc biệt để khiến website trở nên nổi bật:

  • Hình ảnh chân thật, chất lượng

Phần ảnh ở banner, slider và trong các mục bài viết phải chân thật để xây dựng niềm tin với người xem. Đặc biệt, bạn nhớ tránh sử dụng các hình ảnh có liên quan đến bệnh tật mang tính chất ghê rợn, gây hoảng sợ vì sẽ khiến người xem… “chạy mất dép”. Letweb bật mí: giao diện website bệnh viện nên chọn những tông màu nhạt, sáng sủa. Ví dụ như trắng, xanh lá nhạt, xanh dương nhạt, hồng nhạt… để mang lại cảm giác thoải mái, an toàn cho người xem.

  • Ưu tiên thông tin liên hệ, bảng giá

 

Dù có hẳn mục Liên hệ riêng trên thanh menu với thông tin liên hệ chi tiết và form gửi câu hỏi nhưng bạn vẫn phải bố trí phần này ở vị trí nổi bật trên trang web. Tại sao lại như vậy? Vì phần đông người xem tìm đến website bệnh viện/ phòng khám để xem lịch làm việc. Nhiều người thì tìm địa chỉ đến khám hoặc tìm số điện thoại để gọi nhờ tư vấn. Gợi ý dành cho bạn: thêm thông tin liên hệ ở banner đầu trang web hoặc pop-up. Ngoài ra, thêm bản đồ Google Map ở footer giúp tìm đường dễ dàng cũng là một ý kiến hay.

  • Call-to-action

Đừng nghĩ thiết kế website phòng khám thì không cần bố trí những nút CTA. Thay vì đặt nút mua ngay, giỏ hàng như web bán hàng, bạn thay thế bằng nút đặt lịch khám ngay, gọi điện tư vấn, hộp chat tư vấn… Chúng ta luôn cảm thấy lo lắng và có chút ngần ngại khi đi khám bệnh. Do đó, việc khuyến khích người xem chủ động liên hệ với bạn là điều vô cùng cần thiết. Những nút CTA được bố trí khéo léo xuyên suốt website giống như những lời khích lệ chân thành: “Đừng quá lo lắng, chúng tôi có thể giúp bạn, chỉ cần nhấn nút”.

Giải pháp thiết kế web bênh viện phòng khám của chúng tôi không đơn giản chỉ chạy trên nền tảng PC, Laptop thông thường mà bao gồm thiết kế web tương thích (Thiết kế web mobile Responsive) hỗ trợ hầu hết trên các thiết bị di động như Smartphone, Tablet….Có nghĩa rằng tất cả các thành phần của những gì chúng tôi thiết kế , được thiết kế trong bối cảnh của một máy tính để bàn , máy tính bảng, và các thiết bị di động. Trang web của bạn sẽ trông đặc biệt, không phụ thuộc vào thiết bị được lựa chọn để xem nó. Nhằm bắt kịp xu hướng người dùng hiện nay phần lớn truy cập qua các thiết bị di động.

back top