Top 5 chiến lược thương hiệu dành cho Spa - Salon

Kinh Doanh

  • Chiến lược marketing cho Spa Salon của bạn như thế nào?
  • Thương hiệu spa salon của bạn hiện đang ở nơi đâu?
  • Khách hàng đã biết đến spa của bạn chưa?
  • Spa của bạn hiện ra sao trong mắt khách hàng?
  • Bạn làm cách nào để các khách hàng có thể tìm đến spa của bạn?

Nên đặt chiến lược marketing gì để phát triển Spa Salon được lâu dài. Đây là những câu hỏi mà chủ đầu tư cần đặt ra trước khi bắt tay vào việc kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp này.

Hiểu về chiến lược thương hiệu

Trái với nhiều lầm tưởng, thương hiệu không chỉ là logo, biểu tượng, màu sắc, hay dòng tagline. Đó là những thành phần cấu tạo nên thương hiệu, nhưng bản thân chúng chưa đủ tạo nên thương hiệu. Còn có rất nhiều yếu tố khác là thành phần tạo nên thương hiệu, ví dụ như cảm giác giao diện website đem lại, thái độ của nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng, cách trả lời tin nhắn trên facebook, v.v…

Để hiểu thêm về khái niệm thương hiệu và chiến lược thương hiệu.

Những lưu ý quan trọng khi xây dựng thương hiệu Salon và Spa

Mặc dù trên thực tế tồn tại nhiều điểm tương đồng trong xây dựng chiến lược thương hiệu cho các công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau, các thương hiệu Salon và Spa cần đặc biệt chú ý tới những điểm sau.

1. Thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng

  • Nhiều salon và spa có thể có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hay cửa tiệm được đầu tư về thiết kế, nhưng để cải thiện vị thế cạnh tranh, thương hiệu cần phải hiểu được nhu cầu và mong muốn thực sự của khách hàng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
  • Tìm hiểu nhu cầu khách hàng có thể được tiến hành thông qua quan sát hành vi của khách đến spa, hay khảo sát thông qua phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi ngắn. Doanh nghiệp có thể sử dụng quà tặng hoặc khuyến mãi để tăng động lực tham gia khảo sát của khách hàng.

2. Xác định vị thế của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh

Xác định vị thế của đối thủ cạnh tranh bao gồm thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược cạnh tranh của các đối thủ, xác định vị trí của đối thủ trong suy nghĩ của khách hàng, cũng như theo dõi các hoạt động truyền thông Marketing gần đây của đối thủ. Điều này cho phép doanh nghiệp xác định được các xu hướng và nhu cầu chưa được đáp ứng trên thị trường, từ đó lựa chọn chiến lược phù hợp và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ, khi các spa trên thị trường tập trung quảng cáo chăm sóc da một cách tốt nhất, bạn có thể tập trung vào chăm sóc sức khỏe toàn diện từ thể chất tới tinh thần.

3. Đảm bảo sự nhất quán trong nhận diện của thương hiệu

  • Tính nhất quán không chỉ cần được thể hiện ở các yếu tố hữu hình. Thương hiệu không chỉ là logo, biểu tượng, màu sắc, hay dòng tagline. Tính nhất quán cần được thể hiện ở tất cả các điểm tiếp xúc mà thương hiệu có với khách hàng, ví dụ như chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, thái độ phục vụ của nhân viên, thiết kế cửa hàng, giao diện trang web, ngôn ngữ sử dụng trong các ấn phẩm truyền thông và trên mạng xã hội…
  • Tính nhất quán giúp tránh gây sự nhầm lẫn cho khách hàng và tạo thuận lợi trong quá trình lựa chọn sản phẩm. Nó cũng giúp thương hiệu trung thành với hình ảnh đã lựa chọn.

4. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhân viên

Khách hàng và nhân viên là hai công cụ truyền thông hữu ích mà doanh nghiệp cần để ý. Những trải nghiệm tích cực, chia sẻ của khách hàng trung thành có thể được sử dụng làm công cụ truyền thông truyền miệng đắt giá trên mạng xã hội do khách hàng thường tin tưởng đánh giá thực tế của những người đã từng sử dùng dịch vụ. 
Trong khi đó, mỗi nhân viên có thể đóng vai trò như một đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng spa. Nhiệm vụ của các salon và spa là đào tạo cho nhân viên hiểu được không chỉ về dịch vụ cung cấp, mà còn về những giá trị niềm tin mà nhãn hàng của mình theo đuổi.

5. Xây dựng kế hoạch Marketing

Chiến lược marketing cho Spa Salon được chia thành 2 hoạt động bao gồm: Marketing truyền thống và Marketing online.

Marketing truyền thống:

  • Marketing sử dụng tờ rơi, thư chào hàng, bưu thiếp…
  • Phương tiện truyền thông quảng cáo như: in ấn, danh bạ, biển quảng cáo, đài phát thanh, truyền hình,…
  • Chương chình đào tạo mà bạn đưa ra để nâng cao nhận thức. Viết bài cho các tạp trí, bài báo và các ấn phẩm khác mà sẽ được các thính giả đón nhận. Việc làm này giúp bạn được biết đến như một chuyên gia trong ngành làm đẹp.
  • Bán hàng trực tiếp/cá nhân.
  • Thông cáo báo chí.
  • Triển lãm.
  • Chương trình giới thiệu.
  • Hàng đổi hàng.

Marketing online:

  • Lập website giới thiệu dịch vụ , sản phẩm làm đẹp của Spa Salon. Định hướng việc xây dựng website dựa vào các nội dung: làm đẹp, chăm sóc,..
  • Nội dung web phải thật sự hấp dẫn, chuẩn SEO, các công cụ xây dựng web cụ thể. Lập fanpage giới thiệu các sản phẩm làm đẹp:  xây dựng blog giới thiệu bộ nhận dạng thương hiệu, các sản phẩm, dịch vụ,…
  • Quảng cáo trên Google,Youtube.
  • Đi link bài ở các diễn đàn, các trang web hỗ trợ liên quan đến chủ đề đây cũng là một cách marketing cho Spa Salon.
  • Sử dụng các thủ thuật “phát tán” thông tin truyền thông. 

back top